Xem 15,147
Cập nhật nội dung chi tiết về Giải Toán Lớp 6 Bài Ôn Tập Phần Hình Học Tập 1 mới nhất ngày 23/05/2022 trên website Expressrotaryhotpot.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Cho đến nay, bài viết này đã thu hút được 15,147 lượt xem.
--- Bài mới hơn ---
Giải Toán lớp 6 bài Ôn tập phần hình học tập 1
Bài 1: Đoạn thẳng AB là gì?
Lời giải:
Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữa A và B. (trang 115 SGK Toán 6 tập 1)
Bài 2: Cho ba điểm A, B, C không thẳng hàng. Vẽ đường thẳng AB, tia AC, đoạn thẳng BC, điểm M nằm giữa B và C.
Lời giải:
Đây là bài tập giúp các bạn phân biệt các khái niệm về đường thẳng, tia, đoạn thẳng, …
Nhắc lại:
+ Đoạn thẳng được giới hạn bởi hai đầu mút.
+ Tia được giới hạn về một phía.
+ Đường thẳng không giới hạn ở hai phía.
Bài 3:
a) Đánh dấu hai điểm M, N. Vẽ đường thẳng a và đường thẳng xy cắt nhau tại M và đều không đi qua N. Vẽ điểm A khác M trên tia My.
b) Xác định điểm S trên đường thẳng a sao cho S, A, N thẳng hàng. Trong trường hợp đường thẳng AN song song với đường thẳng a thì có vẽ được điểm S không? Vì sao?
Lời giải:
Từ các dữ liệu đề bài, chúng ta vẽ hình như sau:
a)
b)
Nếu AN song song với đường thẳng a thì không vẽ được điểm S vì hai đường thẳng song song không có điểm chung nào (trang 108 SGK Toán 6 tập 1).
Bài 4: Vẽ bốn đường thẳng phân biệt. Đặt tên cho các giao điểm (nếu có).
Lời giải
Trước hết, các bạn nhớ lại định nghĩa đường thẳng phân biệt: (trang 109 SGK Toán 6 tập 1)
Hai đường thẳng không trùng nhau còn được gọi là hai đường thẳng phân biệt.
– 4 đường thẳng phân biệt cắt nhau
– 4 đường thẳng phân biệt song song
– 1 đường thẳng cắt 3 đường thẳng
Nói chung các bạn nên vẽ hai hình. Còn chọn hình nào thì tùy bạn.
Bài 5: Cho ba điểm thẳng hàng A, B, C sao cho B nằm giữa A và C. Làm thế nào để chỉ đo hai lần, mà biết được độ dài của cả ba đoạn thẳng AB, BC, CA? Hãy nêu các cách làm khác nhau.
Lời giải
Vì B nằm giữa A, C nên AB + BC = AC
Chỉ đo 2 lần, ta có 3 cách sau để xác định độ dài AB, BC, AC
– Cách 1:
– Cách 2:
– Cách 3:
Bài 6: Cho đoạn thẳng AB dài 6cm. Trên tia AB lấy điểm M sao cho AM = 3cm.
a) Điểm M có nằm giữa hai điểm A và B hay không? Vì sao?
b) So sánh AM và MB.
c) M có là trung điểm của AB không?
Lời giải
a)
Trên tia AB có M, B mà AM = 3cm < AB = 6cm nên điểm M nằm giữa hai điểm A và B.
b) M nằm giữa A và B nên:
Ta thấy AM = 3cm = MB. Vậy AM = MB.
c)
M nằm giữa A, B và AM = MB (hay M cách đều AB) nên M là trung điểm của đoạn thẳng AB.
Bài 7: Cho đoạn thẳng AB dài 7cm. Vẽ trung điểm của đoạn thẳng AB.
Lời giải
Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng AB. Do đó:
MA = MB = AB/2 = 7:2 = 3,5 cm
Cách vẽ:
– Trên giấy, các bạn chấm một điểm A. Đặt vạch 0cm của thước trùng với điểm A. Theo cạnh thước, tìm vạch chỉ 3,5cm ; 7cm và đánh dấu đó là M và B sau đó kẻ đường thẳng từ A tới B là xong.
Bài 8: Vẽ hai đường thẳng xy và zt cắt nhau tại O. Lấy A thuộc tia Ox, B thuộc tia Ot, C thuộc tia Oy, D thuộc tia Oz sao cho OA = OC = 3cm, OB = 2cm, OD = 2 OB.
Lời giải
Các bạn vẽ hình theo các bước:
– Vẽ hai đường thẳng xy và zt cắt nhau tại O
– Trên đường thẳng xy: lấy A thuộc tia Ox, lấy C thuộc tia Oy sao cho OA = OC = 3cm
– Trên đường thẳng zt:
+ Lấy B thuộc tia Ot sao cho OB = 2cm
+ Lấy D thuộc tia Oz sao cho OD = 2 OB = 2.2 = 4cm
--- Bài cũ hơn ---
Bạn đang đọc nội dung bài viết Giải Toán Lớp 6 Bài Ôn Tập Phần Hình Học Tập 1 trên website Expressrotaryhotpot.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!