Kiến Thức Trọng Tâm Toán Lớp 3: Bài Toán Giải Bằng 2 Phép Tính
--- Bài mới hơn ---
1. Dạng 1: Bài toán giải bằng hai phép tính chứa dữ liệu “nhiều hơn”, “ít hơn”
1.1. Giới thiệu dạng toán
Toán lớp 3 giải bằng hai phép tính chứa dữ liệu “nhiều hơn”, “ít hơn” là dạng toán mà đề bài nêu cho biết giá trị của một đại lượng nào đó nhiều hơn hoặc ít hơn đại lượng đã biết và yêu cầu tính tổng hoặc hiệu hai đại lượng.
1.2. Phương pháp giải
Một chuồng gà có 30 con gà mái, số gà trống ít hơn số gà mái 12 con gà. Hỏi chuồng gà có bao nhiêu con?
Số gà trống trong chuồng là:
30 – 12 = 18 (con gà)
Tổng số gà trong chuồng là:
30 + 18 = 48 (con gà)
Đáp số 48 con gà.
1.3. Bài tập vận dụng
Bài 1: Chiếc cốc thứ nhất đựng được 250ml nước, chiếc cốc thứ 2 đựng được nhiều hơn chiếc cốc thứ nhất 150ml nước. Hỏi tổng số nước hai cốc đựng được là bao nhiêu?
Bài 2: Lớp 3A trồng được 20 cây, lớp 3B trồng được ít hơn lớp 3A 5 cây. Hỏi tổng số cây hai lớp trồng được?
Bài 3: Hôm nay nhà Nga thu hoạch được 40kg cam ít hơn số cam thu được ngày hôm qua 25kg. Hỏi tổng số cam thu được trong hai ngày là bao nhiêu?
Bài 4: Quãng đường từ nhà Nam đến trường dài 2km gần hơn quãng đường từ nhà Yến đến trường 3km. Hỏi độ dài quãng đường từ nhà Nam đến nhà Yến biết nhà Nam, trường học và nhà Yến nằm trên một đường thẳng.
Bài 5: Mảnh vườn A có chu vi 125m, mảnh vườn B có chu vi lớn hơn mảnh vườn A 50m. Hỏi tổng chu vi hai mảnh vườn là.
1.4. Trả lời
Chiếc cốc thứ 2 đựng được số nước là:
250 + 150 = 400 (ml)
Tổng số nước hai cốc đựng được là:
250 + 400 = 650 (ml)
Đáp số: 650ml
Số cây lớp 3B trồng được là:
Tổng số cây 2 lớp trồng được là:
Đáp số: 35 cây
Số cam nhà Nga thu hoạch được trong ngày hôm qua là:
Tổng số cam nhà Nga thu được trong hai ngày là:
Đáp số: 105kg
Quãng đường từ nhà Yến đến trường là:
Quãng đường từ nhà Nam đến nhà Yến là:
Chu vi mảnh vườn B là:
Tổng chu vi 2 mảnh vườn là:
125 + 175 = 300 (m)
2. Dạng 2: Toán lớp 3 bài toán giải bằng hai phép tính chứa dữ liệu “giảm đi một số lần”, “gấp lên một số lần”
2.1. Giới thiệu dạng toán
Toán lớp 3 giải bằng hai phép tính chứa dữ liệu “giảm đi một số lần”, “gấp lên một số lần” là các bài toán cho biết một đại lượng, đại lượng chưa biết bằng đại lượng đã biết gấp lên một số lần hoặc giảm đi một số lần và yêu cầu tính tổng hoặc hiệu hai đại lượng trên.
2.2. Phương pháp giải
Bạn An có 20 quyển vở, số vở của Vân bằng số vở của An giảm đi 2 lần. Hỏi tổng số vở của 2 bạn An và Vân là bao nhiêu?
Số vở của Vân là:
20 : 2 = 10 (quyển)
Tổng số vở của hai bậc An và Vân là:
20 + 10 = 30 (quyển)
Đáp số 30 quyển vở.
2.3. Bài tập vận dụng
Bài 1: Một thùng đựng 84 lít dầu, người ta đã lấy ra 1/3 số lít dầu đó. Hỏi trong thùng còn lại bao nhiêu lít dầu?
Bài 2: Một cửa hàng có 570 chiếc cốc, cửa hàng đã bán 1/5 số cốc đó. Hỏi cửa hàng đó còn lại bao nhiêu chiếc cốc?
Bài 3: Lớp 3A trồng được 22 cây, lớp 3B trồng được gấp 3 lần số cây của lớp 3A. Hỏi cả hai lớp trồng được bao nhiêu cây?
Bài 4: Hộp thứ nhất có 15 viên kẹo, số kẹo ở hộp thứ hai gấp 3 lần số kẹo ở hộp thứ nhất. Hỏi hộp thứ hai nhiều hơn hộp thứ nhất bao nhiêu viên kẹo?
Bài 5: Một cửa hàng buổi sáng bán được 48kg đường, buổi chiều bán số đường bằng số đường buổi sáng giảm đi 2 lần. Hỏi cả ngày cửa hàng bán được bao nhiêu ki – lô – gam đường?
2.4. Trả lời
Người ta đã lấy số lít dầu là:
Trong thùng còn lại số lít dầu là:
Đáp số: 56 lít dầu.
Số cốc cửa hàng đã bán là:
570 : 5 = 114 (cốc)
Số cốc còn lại của cửa hàng là:
570 – 114 = 456 (cốc)
Đáp số: 456 cốc.
Lớp 3B trồng được số cây là:
Tổng số cây hai lớp trồng được là:
Đáp số: 88 cây.
Số kẹo ở hộp thứ 2 là:
15 x 3 = 45 (viên kẹo)
Hộp thứ hai nhiều hơn hộp thứ nhất số viên kẹo là:
45 – 15 = 30 (viên kẹo)
Đáp số: 30 viên kẹo
Số đường cửa hàng bán được vào buổi chiều là:
Cả ngày cửa hàng bán được số đường là:
--- Bài cũ hơn ---